Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

CHUYỆN VỀ MỘT “NHÀ VĂN CÔNG NHÂN”




Huyền Trâm

(Báo An ninh Hải Phòng – số 3006 – thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013)
“Những anh công nhân bốc xếp như chúng tôi vì cái tội ngửi mùi mồ hôi của nhau nhiều hơn mùi mồ hôi vợ mà mang nợ nhau. Chuyện của những người quanh tôi gắn bó với tôi nhiều lắm, không dứt ra được, cho nên cứ phải viết về họ: - Tâm sự của nhà văn Nguyễn Quốc Hùng khi nói về đề tài công nhân lao động trong các sáng tác của anh. Cầm trên tay cuốn tiểu thuyết “Thủy sinh” hay bất kì cuốn sách nào do anh viết, ít ai biết rằng tác giả của những tập truyện ngắn và tiểu thuyết ấy là một người công nhân lái cần trục chân đế tại Cảng Hải Phòng, được bạn văn yêu mến đặt cho tên gọi thân mật “ nhà văn công nhân”.
Nhà văn Nguyễn Quốc Hùng sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng. Học xong phổ thông, vào bộ đội rồi trở về quê hương học nghề, anh trở thành công nhân điều khiển cần trục chân đế ở Cảng Hải Phòng. Thế rồi hình ảnh của những người thợ cùng với cuộc sống sôi động luôn hiện ra trước mắt anh. Anh cho rằng, hiện thực cuộc sống lao động với những người công nhân Cảng Hải Phòng đã và đang diễn ra trước mắt đủ nuôi cả một đời văn cho những ai ham mê viết lách, chẳng riêng gì anh.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

ĐỘI NGŨ VIẾT VĂN TRẺ HẢI PHÒNG HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”



(Bình minh mưa)

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người hiện thân của những giá trị đạo đức, văn hoá của dân tộc - Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng để toàn đảng, toàn dân noi theo. Coi đạo đức là nền tảng của con người cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
 "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là cuộc vận động sâu rộng trong toàn đảng, toàn dân ta nhằm đáp ứng được với những vận hội mới, thách thức mới, để đưa nước ta trở nên đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, báo đáp lại công ơn của con Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập, thống nhất cho dân tộc Việt Nam, vì một thế giới hoà bình và phát triển. Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố Hải Phòng phát động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là hành động thiết thực của những văn nghệ sĩ đất Cảng góp một tiếng nói cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào "Người tốt việc tốt", nêu gương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.
Ngày 20 tháng 10 năm 1946, khi đặt chân xuống bến Cầu Ngự Người hằng mong, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố gương mẫu trong nước ta. Trải qua chặng đường dài đấu tranh và dựng xây, chúng ta đã làm được gì để thoả lòng mong mỏi của Người? Đội ngũ công nhân Hải Phòng đã đóng được những con tầu trên năm vạn tấn, hơn mười hai triệu tấn hàng hoá qua đôi vai người công nhân Cảng đi đến mọi miền Tổ quốc, hàng triệu tấn sắt thép, xi măng ra lò ... Hãnh diện lắm chứ khi thành phố đã thực sự là một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu trong cả nước.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

NHỮNG BỨC ẢNH TẠI ĐẠI HỘI IX HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

(Nguyễn Quốc Hùng)

(BCH từ trái qua phải: Nguyễn Bình Phương, Khuất Quang Thụy, Trần Đăng Khoa, 
Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trí Huân)

(Nhà văn Vũ Tú Nam)

( Cùng nhà văn Phạm Viết Đào)

(Hai cha con nhà văn Lê Hồng Thiện, Lê Hồng Nguyên)


(Nhà văn Mạc Can và nhà thơ Tạ Văn Sỹ)

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

DUNG DĂNG DUNG DẺ, DẮT BIỂN LÊN TRỜI

(Với nhà thơ Hoài Khánh)

“Dung dăng dung dẻ, dắt biển lên trời” - Đọc xong tập thơ Dắt biển lên trời của nhà thơ Hoài Khánh do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tháng 2 năm 2012, những câu chữ này chợt bật lên trong tôi. Vế đầu là câu đồng dao quen thuộc, vế sau là một câu hoàn toàn phi lý. Nhưng cả câu có một đặc điểm chung đó là dễ nhớ, dễ thuộc, giầu âm thanh và hình ảnh. Đó mới là trẻ con!
Con đường đến trường của bầy trẻ thơ làng chài thật độc đáo, thật hình tượng.
                          Từ làng chài vào lớp
                          Đường nằm trong khoang thuyền
                          Bầy trẻ thơ đi học
                          Ngồi trên sóng chơi vơi
                                          (Đường ở đảo)
Một hiện tượng thiên nhiên đã được nhân hoá. Sấm dữ dội với người lớn nhưng với trẻ thơ thành người bạn hiền, gần gũi, mới xa nhau mấy tháng đã nhớ nhung, mong  đợi, dỗi hờn.
                          Trốn suốt mùa đông
                          Chẳng về ăn tết
                          Tháng ba rét hết
                          Sấm mới chơi xuân
                                                    (Sấm)

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

CHẤT XÚC TÁC LÀM NÊN “KỊCH ĐỘC” CỦA NHÀ VĂN LƯƠNG VĂN CHI


(Nhà văn Lương Văn Chi)

Những con người nhọc nhằn, bon chen để kiếm lấy miếng ăn hàng ngày chỉ với ước mong nhỏ nhoi là sẽ được tồn tại, sẽ được sống. Những phận người lay lắt, lập lờ trôi trên dòng sông cuộc đời. Trôi về đâu? Và đâu là giá trị trường tồn của cuộc sống? Đọc và cùng cảm nhận những suy nghĩ đó với nhà văn Lương Văn Chi qua tập truyện ngắn Kịch độc do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành tháng 5 năm 2011.
Vốn sống, đó là một trong những tiêu chí hàng đầu trong công việc của người viết văn xuôi. Cho dù theo lối viết cổ điển hay đến xu hướng hiện đại ngày nay thì trong mỗi tác phẩm của nhà văn không thể không có nhân vật của riêng mình. Mỗi nhân vật phải mang trong mình hơi thở của cuộc sống. Nhân vật văn học ở quanh ta nhiều lắm nhưng người viết gom nhặt được những gì để tạo nên tác phẩm đó lại là cơ duyên và sự nhạy bén của mỗi người. Những mẩu gỗ vụn, những cành rào, cành rong hay đến những súc gỗ quý đều tạo nên một sản phẩm thông qua bàn tay chế tác của người thợ. Và trong muôn vàn loại “gỗ” cuộc đời thì người thợ cưa xẻ Lương Văn Chi đã chọn nhặt những “cành rào, cành rong” ở bờ ở bụi để làm nên tác phẩm cho riêng mình.
“Thỉnh thoảng bố lại thở dài, lẩm bẩm một mình: Mẹ kiếp! Kiểu này, rau úa cũng không có mà ăn!” Đó là cảnh đời của một gia đình sống trong cái vuông nhà trọ sau khi di dời đất ở quê để làm khu công nghiệp, bố đạp xích lô, mẹ gánh rau bán dạo nuôi hai đứa con nhỏ. (Cún và người). Một cô gái điếm phải làm tình với “Năm trăm thằng! Ông biết đếm chứ, năm trăm thằng! Gấp đôi đàn ông cái làng này!” mới ki cóp để dành được hai mươi triệu. (Kịch độc) “Thậm chí mấy lần khát nước, anh cũng không dám sang cái quán gốc cây bên kia đường,…., bởi trong ví của anh, ngoài giấy tờ ra, anh chỉ còn chẵn 10 nghìn để đổ xăng” Tài sản của người xe ôm chỉ có vậy. (Cuốc xe đêm). Từ một người thất nghiệp như Lương  thì nguồn thực phẩm chủ yếu của gia đình chỉ là “nhiều kí lô gam muối hạt ngô và những mớ rau muống” (Một ngày kiếm việc) Đến những người được dán mác công nhân nhà nước cũng phải để dành bộ quần áo bảo hộ mới lĩnh cho những lúc “Chả nhẽ tôi cứ phải nói như đục vào tai cô mới nhớ được hay sao? Để lúc hết gạo, chậm lương, mang ra vườn hoa kia, cô nhớ chưa?” (Hy râu) Hay một thanh niên to cao như Sơn trong Hiệp Sĩ, sức khoẻ loại A hoa, có bằng tú tài và lý lịch trơn tru cũng không xin nổi việc ở cơ quan nào để mỗi sáng ngủ dậy phải chờ mẹ phát chẩn vài nghìn ăn quà sáng.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

CẢM NHẬN THUYỀN NGHIÊNG

(NV Dương Thị Nhụn)

Vươn ra biển lớn - Khát vọng của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ và của cả quốc gia. Một trong những con thuyền đang vươn khơi xa, đang phải chơi vơi giữa phong ba bão táp cuộc đời có con thuyền của dòng họ Hoàng làng Đông Phong trong tiểu thuyết “Thuyền Nghiêng” của nhà văn Dương Thị Nhụn do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành tháng 10 năm 2011. Liệu con thuyền mang tên họ Hoàng ấy có vượt qua sóng gió để những thuyền viên trên đó đạt được mong ước, công thành danh toại, đáng mặt anh hào với đời?
Con thuyền họ Hoàng quy tụ từ thế hệ tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ như anh em nhà ông Tấn, ông Vấn … , đến thế hệ sinh ra trong những ngày Đất nước xây dựng và phát triển kinh tế như thằng Bằng anh, Bằng em, Tố …, có cả những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, thậm chí cả linh hồn cụ tổ họ Hoàng cũng về tham gia vào chèo lái con thuyền. Mỗi thuyền viên một tính cách. Vậy con thuyền họ Hoàng ra khơi bằng định hướng nào? Ông Vấn là người sống với hoài niệm, cố dìu dắt con thuyền hướng theo dấu vết một thời máu lửa, hy sinh thân mình vì sự tồn vong của Dân tộc, hy sinh cho những điều cao cả mà ông đã trải qua. Ông Húng cũng là người đã đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhưng ông là người có lý lịch cá nhân và tính cách nhập nhèm cho nên không thuyết phục được ai, không được ai tôn trọng mặc dù ông là người đạt được học hàm cao nhất trong dòng họ vào thời điểm này. Thằng Tố giầu nứt đố đổ vách, muốn hướng con thuyền bằng những đồng tiền không chính đáng. Liệu con thuyền có đi theo hướng chèo lái của bố con ông Hình sống phóng túng, chỉ mưu mô làm hại người khác. Thằng Bằng anh, Bằng em côn đồ. Trên con thuyền còn có thằng Vớ ngớ ngẩn và Hãn, người đàn bà “khát tình”… những con người hiền lành, sống chân tình.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

CON ĐƯỜNG HƯỚNG THIỆN CHO NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “THUỶ SINH” CỦA NGUYỄN QUỐC HÙNG

(Thảm họa)

Đọc xong cuốn thiểu thuyết “Thuỷ sinh” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, tháng 10 năm 2011) tôi không khỏi băn khoăn, trong số những con người đang vật vã mưu sinh trên dòng sông Cấm thì đâu là con người lương thiện? Những con người sống nhờ dòng sông ngàu đục, đỏ như màu tôm luộc, họ cũng là một kiếp thuỷ sinh. Vậy đâu là ánh sáng hướng thiện cho cuộc đời của những con người này tác giả muốn đề cập tới?
 Những con người mưu sinh bằng nghề “gắng cào bùn cho nhanh để tìm những mẩu sắt vụn rơi xuống”, và “ngửa cả ngày cho bọn thuỷ thủ “đâm” tả tơi, thế mà khi về đi nhờ sang sông mà mẹ con nhà Cống cũng lấy hai chục” “Chẳng lẽ ngày nào cũng chấn tiền của công nhân” và còn cả tầng lớp người “Nó đã học được kỹ nghệ này ở trường đời, từ chính những kẻ như Luật là quan chức mà hám tiền hám gái mà ra”. Cực nhọc, khổ nhục, thậm chí phải đổ máu mới kiếm được “Mỗi chuyến tàu rời bến, moi móc lòng sông cũng kiếm đủ gạo ăn một tháng. Lần nào cũng hy vọng công nhân bốc xếp làm ẩu để rơi hàng xuống sông thật nhiều còn kiếm thêm chai rượu”. Triết lý cuộc đời của những con người vật vã mưu sinh này, “Tựu chung lại, tình và tiền hợp lại thành thứ đạo để con người tôn sùng và trút giận. Tiền càng nhiều, tình càng rộng thì con đường đạo càng thênh thang”. Với triết lý cuộc đời ấy, họ như một mũi tên đã rời cây cung bay về đích “Hãy nhanh chân đạt được mục đích đi, nếu không mình sẽ là người đến chậm” vì vậy “Tiền! Vì tiền mà chúng mày cắn xé nhau như chó. Chỉ một miếng sắt vài chục bạc mà hôm nọ thằng Cường “kễnh” suýt đâm chết thằng Vinh “vổ””