Bùi Thu Hằng
Nhà văn Nguyễn Quốc Hùng, với niềm đam mê sáng tác về
đề tài công nhân. Anh viết như để trả nợ, những cuộc đời lam lũ, đã đồng hành
cùng anh, mà “Đồng cam cộng khổ. Anh mượn những nhân vật có thật để nói nên
trăn trở của mình, số phận mình . Anh bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên vào
ngôi nhà văn chương, từ câu lạc bộ sáng tác văn trẻ Hải Phòng, rồi trở thành Hội
viên hội nhà văn Hải Phòng. Hội viên hội nhà văn Việt Nam . Trong mười
năm, từ năm 2005 - 2015, cùng với guồng quay chóng mặt, sáu tiếng một ca với
công việc lái cần trục chân đế cho Xí
nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu. Anh đã trăn trở với những trang viết nhọc nhằn về số
phận con người lao động, trong kiếp phù sinh. Anh cho ra đời liên tiếp 4 tập
tiểu thuyết, và 1 tập truyện ngắn. Tiểu thuyết “Chuyến hàng mưa”, xuất bản năm 2005. Tập truyện ngắn “Mặt trời
dưới lòng sông”, xuất bản năm 2008. Tiểu thuyết “Dòng sông chở kiếp”, xuất bản
năm 2009. Tiểu thuyết “Thủy sinh”, xuất năm 2011. Tiểu thuyết “ 720 độ góc luân
hồi”, xuất bản năm 2015. Mười năm, với
bút lực dồi dào, số lượng những đứa con ra đời của anh chỉ liệt kê cũng đủ hoa
mắt. Các tập sách của anh liên tiếp nhận được các giải thưởng, từ Liên Hiệp Các
Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam ,
Báo Văn nghệ. Đặc biệt năm 2015 tập tiểu thuyết “720 độ góc luân hồi’ của anh
được giải nhì Cuộc vân động sáng tác văn học về đề tào Công nhân và Công đoàn
giai đoạn 2010 – 2014.
Nhiều lúc, ngồi nói chuyện vui với nhà văn Nguyễn Quốc Hùng, tôi và các
bạn cứ hỏi “Nhà văn viết lúc nào”? Công việc bận rộn là thế, sáu tiếng
nghỉ giải lao, rồi lại vào guồng máy 6
tiếng. Tiếng còi tàu, tiếng máy, tiếng la hét của thợ bốc vác, những tạp âm khu
bến cảng náo nhiệt, thì nhà văn sẽ tìm không gian yên tĩnh, lắng đọng, để viết
ở đâu? Từ những năm mọi người chưa sử dụng, máy tính, internet, chỉ ghi chép
bằng bút bi, giấy, viết rồi xóa, lại viết. Anh viết bất cứ ở đâu trên boong
tàu, ca bin… Viết bằng tất cả những gì mắt thấy, tai nghe, viết bằng những gì
mình có. Chính lam lũ, vất vả của những người bốc vác nặng nhọc, tạ hàng trên
vai, họ nạp năng lượng cho anh viết. Những phận người trên bến Cảng, những
người phụ nữ trên dòng sông Cấm…Viết về người lao động, nhưng nhà văn Nguyễn
Quốc Hùng không đi theo đường ray cũ sáo mòn, mà anh tự phá rào, khai mở con
đường mới, lối đi mới, trong một tư duy mới. Nhà văn âm thầm viết, sự giàu có
trong tâm hồn, trí tưởng tượng phong phú và cảm xúc đa chiều cung bậc, Anh tự sắp xếp công việc hợp lý để
sản sinh những tác phẩm văn học có giá trị. Nhà văn Quốc Hùng ở ngoài đời là
người cẩn trọng, từ tốn, ít nói, mà trong văn chương của anh, ào ạt như có
sóng, bùng cháy như có lửa, đọc lên như không phải anh. Trong các tập tiểu
thuyết của anh, nhân vật hiện ra, lúc hừng hực ngọn lửa dục tình, rất tự nhiên,
rất Người, lúc thu mình cam chịu để cho những kiện hàng nặng nhọc gấp đôi , trọng
lượng cơ thể đè lên vai oằn oại và đi về cái đích của ước mơ đời sống là mưu
sinh và miếng cơm, manh áo. “Anh này, anh
có bao giờ nằm mơ làm tình với người đàn bà khác? Dạo này em hay nằm mơ về
chuyện ấy. Có người viết, Những người thất tình thường có giấc mơ kỳ lạ, về mối
tình của mình. Trong giấc mơ, hiện thực được đảo ngược lại. Họ không còn phải
chạy theo những mối tình của mình nữa, mà thay vào đó, chính người tình của họ
phải khổ sở chạy theo họ. Những nghiên cứu khoa học đã chúng minh rằng, đó là
một trạng thái tâm lý đặc biệt, và là dấu hiệu của sự phục hồi tình yêu...”.
Rồi những đoạn văn như cách tự truyện, anh nhờ tiếng nói của nhân vật, để kể
đến những hiểm nguy trong công việc hàng ngày anh đối mặt, với bộ máy già cỗi
xập xệ, không an toàn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của
anh và những người anh em xung quanh. “Trường
hợp xét thấy làm việc trong điều kiện không an toàn, như không đủ ánh sáng, môi
trường độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe, có quyền từ chối, nhưng nóng nhiệt độ
cao, và mưa tới mức nào thì tới ngưỡng làm việc không an toàn, giống như quy
định gió cấp 6 trở nên cần trục chân đế không được hoạt động… Bốc xếp bến cảng luôn
phải làm việc trong môi trường thường xuyên mưa nắng…bộ đàm thường xuyên trục
trặc vì chất lượng kém. Có nhiều miếng sắt nhỏ hơn mắt võng, nên rơi là đương
nhiên, và hậu quả dẫn đến vụ tai nạn. Anh D bị một miếng sắt rơi vào đầu, gây
tử vong ngay tại chỗ…”.
Trong giai đoạn hiện
nay, nhà văn đang thực hiện ý tưởng chuyển không gian sáng tác về vùng
quê, muốn thực hiện thành công, muốn biết phải thực tế anh phải lặn lội đến
những vùng quê hẻo lánh, xa xôi. Những cuộc du khảo đồng quê yên bình để anh
thấy được cuộc sống vất vả của những người “Chân lấm, tay bùn”như Trong truyện
ngắn “ Trăng muộn” anh viết về làng Cau ở xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên. Anh
khai thác những phong tục, hủ tục địa phương, những luật lệ lạc hậu, hà khắc ở
một số dòng họ, và một số vùng miền, những thực tiễn càng thôi thúc anh viết về
những người gắn cuộc đời với bùn đất và vật lộn, mưu sinh. Theo quan điểm của
anh, đề tài nông thôn hiện vẫn thiếu, những góc khuất trong bức tranh sinh hoạt
hiện nay của người nông dân trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, cần
được phơi bày ra ánh sáng. Những ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, đổi mới gấp,
rồi mâu thuẫn các dòng họ… Với nhà văn Quốc Hùng, khi nạp năng lượng thực tế
vào vi mô não thì cảm xúc đến đâu, viết đến đấy, không thể biết trước, nói
trước được sẽ viết về cái gì và viết như thế nào?
Đi dọc cánh đồng văn chương chín rộ của nhà văn Nguyễn
Quốc Hùng để tìm những trái căng mọng mà
thưởng thức, không chỉ có những quả ngọt mà có cả vị đáng chát, cay,
chua, như thân phận con người sướng khổ, khóc cười. Chia sẻ niềm vui các tác
phẩm, các giải thưởng cùng nhà văn nhân dịp đầu xuân mới. Bạn văn chương đất Cảng, và bạn đọc cả nước đang nóng lòng đón đợi những tác phẩm đang
phôi thai của anh, không chỉ dừng lại ở những thành quả lao động cực nhọc mà
anh đã gặt hái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét