(Bác Hồ về thăm cảng Hải Phòng ngày 30/5/1957)
Câu hỎi 3: Anh (chị) hãy cho biết sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng
sản đầu tiên ở Cảng Hải Phòng ?
Cảng Hải Phòng là đầu mối giao thông
quốc tế giữa Việt Nam
với nước ngoài. Nơi mà tin tức thế giới và trong nước sớm được truyền qua. Cảng
lại là trạm giao thông liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đội ngũ
công nhân Cảng thật sự là một trong những ''mảnh đất'' tốt để gieo hạt giống
cách mạng.
Từ năm 1927 Tỉnh bộ ''Hội Việt Nam thanh niên cách mạng''
Hải Phòng đã cử ba hội viên vào Cảng hoạt động, trong đó có đồng chí Phúc, đồng
chí Sinh. Chi bộ ''Hội Việt Nam thanh niên cách mạng '' và
''Công hội đỏ'' được tổ chức ở Cảng. Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương ''vô
sản hóa'', Tỉnh bộ Hải Phòng cử thêm 02 đồng chí nữa về Cảng là đồng chí Trần
Công Thái (tức Huỳnh Bá Thượng) và đồng chí Nguyễn Bá Biên (tức Tư Già).
Tháng 5-1929, trong không khí rạo rực
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đồng chí Thái, đồng chí Biên, đồng
chí Phúc và đồng chí Sinh đã họp lại thành một tổ lấy tên là “Xích Sắc”. Ít lâu
sau, đồng chí Thái và đồng chí Sinh chuyển đi nơi khác.
Tháng 6-l929, ''Đông Dương Cộng sản
Đảng'' chính thức được thành lập. Những hội viên tích cực nhất của ''Hội
Việt Nam thanh niên cách mạng''
ở miền Bắc được tuyển lựa thành những đảng viên đầu tiên của Đảng. Ngay
sau đó, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng được thành lập. Tháng
6-1929, Ban chấp ủy lâm thời của Đảng bộ Hải Phòng được cấp trên chỉ định do
đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm bí thư. Cũng trong tháng 8-1929 ở Cảng, đồng chí
Biên và đồng chí Phúc được công nhận là đảng viên. Ngày 7-1l-1929, hai đồng chí
đã cùng quần chúng công nhân treo cờ búa liềm ở Cảng kỷ niệm Cách mạng Tháng
Mười Nga.
Bọn chủ Pháp tăng cường bóc lột công
nhân ngày càng tàn nhẫn. Trước kia, mỗi kíp làm việc còn có nước uống, sau
chúng bớt dần, rồi đi đến thôi hẳn, làm cho công nhân khát phải chạy ra ngoài
uống, lúc trở về làm việc thường bị bọn đốc công, cai ký đánh chửi và cúp
lương.
Trước cảnh bị đối xử tàn nhẫn ấy, hai
đảng viên cùng với ba hội viên Công hội đỏ là đồng chí Tự, đồng chí Nhân, đồng
chí Đức, làm công nhân bốc vác ở Cảng, đã tích cực vận động và lãnh đạo công
nhân đấu tranh.
Cuộc đấu tranh thắng lợi ngày
24-11-1929 tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, dũng
cảm, sáng tạo và đoàn kết chặt chẽ trong tình thương yêu giai cấp của những người công nhân Cảng Hải Phòng.
Trước sự lớn mạnh của phong trào công
nhân Cảng, Tỉnh Đảng bộ Hải Phòng đã cử thêm hai đảng viên về làm việc ở Cảng
trong đó có đồng chí Nguyễn Như Đoan.
Ngày 28-11-1929, bốn đảng viên đã
được Tỉnh đảng bộ quyết định cho thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản đầu tiên
ở Cảng.
Chi bộ Cảng Hải
Phòng có ba nhiệm vụ: Điều tra tình hình xuất nhập khẩu, đưa, nhận tài liệu và
đưa đón cán bộ cách mạng; tổ chức tuyên truyền và vận động công nhân đấu tranh.
Chi bộ hoạt động rất gian khổ. Địch
đã cho nhiều tên mật thám chỉ điểm trá hình vào làm việc lẫn với công nhân. Các
đồng chí phải hết sức khôn khéo mới lọt khỏi con mắt cú vọ của chúng. Mỗi đồng
chí đi làm còn phải chịu trách nhiệm nuôi thêm hai hoặc ba đồng chí thoát ly
nên rất túng thiếu.
Mặc dù thực dân Pháp ra sức theo dõi
và tìm mọi cách dập tắt cuộc đấu tranh của công nhân ngay từ trong trứng nước,
nhưng từ khi có chi bộ trực tiếp lãnh đạo, phong trào đấu tranh của công nhân
Cảng Hải Phòng đã đi vào tổ chức chặt chẽ, phát triển đúng hướng. Chi bộ cộng
sản đầu tiên ở Cảng Hải Phòng được thành
lập đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong phong trào cách mạng của đội ngũ
công nhân Cảng vững bước tiến lên. Đội ngũ công nhân Cảng Hải Phòng ngày càng
đông đảo theo với sự phát triển của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam ,
đồng thời cũng giác ngộ nhanh chóng và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng
cùng với sự lớn mạnh của Đảng.
Câu hỎI 4: Anh
(Chị) hãy cho biết Cảng Hải Phòng đã vinh dự được đón Bác Hå về thăm mấy
lần? Hãy nêu rõ những sự kiện đó? Bác Hồ đã căn dặn CBCN Cảng điều gì ?
Sinh thời Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vị trí chiến lược trọng yếu của thành phố Hải Phòng
nói chung và của Cảng Hải Phòng nói riêng. Trong 9 lần về thăm và làm việc tại
Hải Phòng, cán bộ, công nhân Cảng Hải Phòng vinh dự được Bác về thăm 3 lần.
* Lần thứ Nhất Bác Hồ về thăm Cảng (ngày 20/10/1946):
Sau khi Bác Hồ
đi thăm chính thức nước Pháp và dự hội nghị Phông-ten-nơ-blô với tư cách là Chủ
tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa - quốc gia độc lập đầu tiên ở Đông Nam Á, Người về nước bằng
đường biển. Đúng 16 giờ 47 phút ngày 20/10/1946 chiến hạm Đuy-mông Đuyếc-vin
đưa Hồ Chủ Tịch về nước cập Bến Cầu Ngự. Đúng 16 giờ 47 phút ngày 20/10/1946,
khi chiến hạm Đuymông Đuyếcvin (Dumont Durville) đưa Hồ Chủ Tịch về nước cập
bến, hàng ngàn người dân thành phố Hải Phòng đã hân hoan chào đón Bác.
Bến Cầu Ngự nằm ở vùng thượng lưu sông Cấm (là điểm khởi đầu
của phố Hoàng Văn Thụ ngày nay) thuộc đất xã Gia Viên cũ. Đây là vị trí đóng
vai trò quan trọng về giao thông và đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của thành
phố Hải Phòng. Cái tên “Bến Cầu Ngự ” được gắn với sự kiện:
tháng 5 năm 1918, Vua Khải Định trong dịp kinh lý Bắc Kỳ qua Hải Phòng đã dừng
chân ở cầu tàu (thuộc Bến Sáu Kho) nên gọi là Bến Cầu Ngự. (Nay là cầu 11, Xí
nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu Cảng Hải Phòng).
*
Lần thứ Hai Bác Hồ về thăm Cảng ( Ngày 30/5/1957).
Ngày 30 tháng 5 năm 1957, Bác Hồ vị lãnh
tụ của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam , Ngời cha vô cùng kính yêu của
cán bộ, công nhân Cảng về thăm Cảng Hải Phòng, Bác lên tàu HC 15 thăm nơi ăn,
chốn ở, chỗ làm việc của công nhân, thuỷ thủ. Sau đó Bác ân cần nói chuyện với
mọi ngời. Bác căn dặn anh chị em cần ra sức thi đua giành năng suất cao, chất
lợng tốt, nêu cao tinh thần làm chủ, ra sức xây dựng Cảng Hải Phòng trở thành
cảng Xã hội chủ nghĩa. Bác đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết nội bộ trong đội
ngũ công nhân Cảng. Bác nói:
"Đoàn kết là
sức mạnh. Nước lên thì tàu nổi. Các cô các chú ở đây một thuyền một sóng, nên
phải đoàn kết với nhau. Tiền đồ cá nhân phải gắn bó với lợi ích của dân tộc,
của giai cấp công nhân. Ai muốn đi tìm tiền đồ cá nhân riêng lẻ, tức là tự tách
mình ra khỏi con tàu giữa biển, như vậy chẳng có tiền đồ gì cả. Cảng Hải Phòng
hàng ngày có nhiều khách quốc tế. Các cô các chú tiếp xúc với nhiều bầu bạn trên thế giới. Vì
vậy càng cần phải nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp công
nhân".
* Lần thứ Ba, Bác Hồ về thăm Cảng: Ngày 10/11/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Hội đồng
Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo nhân dân Hải Phòng đón 922
kiều bào ta từ Thái Lan về nước tại Cảng Hải Phòng.
Bác lên tận tầu để tặng hoa và đón bà
con kiều bào. Người nhiệt liệt hoan nghênh kiều bào trở về Tổ quốc góp phần xây
dựng lại đất nước, đồng thời khen ngợi Hải Phòng đã chuẩn bị chu đáo nơi ăn chốn ở cho bà con
Việt Kiều tạm trú khi mới về nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét