Vĩnh biệt Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, quê Hải Phòng, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông là một trong những nhà văn Việt Nam bị tù vì viết văn; sau khi ra tù, ông tiếp tục sự nghiệp viết văn và cuốn tiểu thuyết "Chuyện kể năm 2000" là một cuốn sách nổi tiếng của ông; Cuốn sách nói về quãng thời gian ông bị giam tù, sau khi in, cuốn tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn đã bị thu hồi và nghiền làm bột giấy...
Chuyện kể năm 2000 không chỉ nổi tiếng bởi nội dung và cái bìa sách đầy ấn tượng do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ...
Nguyễn Quốc Hùng xin có lời chia buồn với gia đình nhà văn Bùi Ngọc Tấn và xin đưa lại tin của bạn văn Trannhuong.com:
TN
Tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Chuyện kể năm 2000", "Biển và chim bói cá"...Ông bị trọng bệnh và đã ra đi về cõi vĩnh hằng hồi 6 giờ 15 phút ngày 18-12-2014 tại Hải Phòng. Hưởng thọ 81 tuổi.
Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.
Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết báo. Ông thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.
Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973). Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này.
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.
Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết báo. Ông thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.
Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973). Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này.
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.
Cuộc đời văn nghiệp của mình, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có một số tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tiểu thuyết Biển và chim bói cá của ông được trao tặng giải thưởng Henri Queffenlec tại Liên hoan Sách và biển được tổ chức vào tháng 8-2012 tại Pháp. Tác phẩm này xuất bản năm 2009, được viết từ những trải nghiệm trong 20 năm làm việc trong xí nghiệp thuỷ sản...
Trong nước, nhà văn Bùi Ngọc tấn đã nhận giải thưởng của Tạp chí Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Bộ Văn hoá, NXB Hội Nhà Văn, Giải Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), Giải thưởng Hội Nhà Văn.
Những năm gần đây nhà văn Bùi Ngọc Tấn sống cùng vợ tại một căn nhà nhỏ trong khu tập thể trên đường Điện Biên Phủ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Kể từ khi bệnh nặng, ông chuyển về sống cùng con trai trên đường Thiên Lôi.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét