(Ca đêm)
PHONG ĐIỆP thực hiện
(Bài đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ số 34 ra ngày 23-8-2008)
Phong Điệp: Khi đọc lại
những tác phẩm của anh để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện này, tôi chợt có một
liên tưởng thế này: lâu nay, các nhà văn của chúng ta để khắc phục tình trạng thiếu vốn sống, đã có những chuyến
đi thực tế được tổ chức; thậm chí có những nhà văn - để viết về người công
nhân, họ đã không ngại gian khó, về với các công trường, xí nghiệp, “ba cùng”
với người công nhân. Trong khi đó, anh có điều kiện thuận lợi là trưởng thành
trong môi trường của người công nhân. Anh có coi đây là một lợi thế “ăn điểm”
của mình khi đến với văn chương?
NQH: Những người viết văn thường hay nhắc tới công thức: Đi,
đọc rồi viết. Theo tôi hiểu, đi là việc thâm nhập thực tế sáng tác. Tôi được sinh
ra và lớn lên tại Hải Phòng, nơi mệnh danh là thành phố công nghiệp, có cảng
biển, có các nhà máy xi-măng, đóng tàu, luyện cán thép cỡ lớn trong cả nước.
Học xong phổ thông, vào bộ đội, tôi trở về quê hương học nghề, rồi làm công
nhân, lại là công nhân điều khiển cần
trục chân đế trên bến cảng Hải Phòng. Hình ảnh người thợ luôn hiện ra trước mắt
tôi với một cuộc sống xô bồ và sôi động. Hằng ngày, tôi luôn tiếp xúc với đồng
nghiệp, với các tốp thợ, với bao đặc trưng riêng biệt, có lẽ chỉ có ở cảng Hải
Phòng. Vóc dáng của người công nhân bốc vác, với “cánh lưng cong như cánh buồm
để quai vác hàng tạ hàng trên vai” đã thành nét in đậm trong bức tranh cuộc đời
lao động ở nơi đây. Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người công nhân cảng mà tôi cũng
đã từng nếm trải, “lưng tôi cong gập xuống chẳng qua tôi muốn làm hết cái khả
năng tôi có để kiếm đồng tiền. Và tôi cũng biết đôi vai tôi chẳng gánh được
gánh tiền nặng”.
Hiện thực cuộc sống lao động với những người công nhân cảng Hải Phòng đẫ và đang diễn ra trước mắt, theo thiển ý của tôi, cũng đủ nuôi một đời văn cho những ai ham mê viết lách như tôi. Và tôi nghĩ, thế là “chuyến đi” lớn nhất của tôi đã có ít nhiều rồi. Nếu coi đây là một điều kiện thuận lợi, thì với tôi, đó là một lợi thế "ăn điểm". Vả lại, dù nhà văn có đi thâm nhập thực tế hàng tháng trời ở cảng, sống "ba cùng" với những người công nhân ở đây, cũng không dễ gì có được "vốn liếng" chân xác và sinh động để viết văn như tôi đang sở hữu. Liệu có nhà văn nào khi đi thực tế tại cảng Hải Phòng mà có thể ngồi liên tục 6 giờ đồng hồ trong ca-bin điều khiển với cái nóng lên tới trên 40 độ C? Liệu có nhà văn nào khi thâm nhập thực tế tại đây để rồi phải uống chung xô nước hoà lẫn mồ hôi cùng xi-măng, phân bón... từ trên tay người công nhân bốc xếp rơi xuống? Điều ấy chẳng dễ gì có được. Còn đọc? Có. Còn viết? Tôi cho rằng, không thể có lợi thế "ăn điểm" nếu không cảm được những nhọc nhằn trong công việc, những trăn trở về cuộc đời của người lao động nơi tôi đang làm việc. Ở đây, tôi muốn nói đến tình cảm của người viết với nhân vật của mình.
Hiện thực cuộc sống lao động với những người công nhân cảng Hải Phòng đẫ và đang diễn ra trước mắt, theo thiển ý của tôi, cũng đủ nuôi một đời văn cho những ai ham mê viết lách như tôi. Và tôi nghĩ, thế là “chuyến đi” lớn nhất của tôi đã có ít nhiều rồi. Nếu coi đây là một điều kiện thuận lợi, thì với tôi, đó là một lợi thế "ăn điểm". Vả lại, dù nhà văn có đi thâm nhập thực tế hàng tháng trời ở cảng, sống "ba cùng" với những người công nhân ở đây, cũng không dễ gì có được "vốn liếng" chân xác và sinh động để viết văn như tôi đang sở hữu. Liệu có nhà văn nào khi đi thực tế tại cảng Hải Phòng mà có thể ngồi liên tục 6 giờ đồng hồ trong ca-bin điều khiển với cái nóng lên tới trên 40 độ C? Liệu có nhà văn nào khi thâm nhập thực tế tại đây để rồi phải uống chung xô nước hoà lẫn mồ hôi cùng xi-măng, phân bón... từ trên tay người công nhân bốc xếp rơi xuống? Điều ấy chẳng dễ gì có được. Còn đọc? Có. Còn viết? Tôi cho rằng, không thể có lợi thế "ăn điểm" nếu không cảm được những nhọc nhằn trong công việc, những trăn trở về cuộc đời của người lao động nơi tôi đang làm việc. Ở đây, tôi muốn nói đến tình cảm của người viết với nhân vật của mình.
PĐ: Từ khi nào
anh thấy mình có nhu cầu muốn viết?
NQH: Ồ, đã vương vào nghiệp văn chương, ai cũng muốn thể
hiện quan điểm, tâm tư, tình cảm của mình ở mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi cách.
Tôi hiểu hai chữ “nhu cầu viết” theo cách của tôi. Trong tiểu thuyết Chuyến
hàng mưa và trong hầu hết những truyện ngắn của tôi viết về người công
nhân đều xuất hiện một nhân vật tên là Phiện. Nhân vật ông Phiện trong tác phẩm
nào của tôi cũng đều được khắc họa giống nhau cả về ngoại hình lẫn tính cách. Việc
này chưa hẳn đã hay nhưng không phải không có lí do. Liệu có thể không, có một
người công nhân bốc xếp với ngoại hình thô ráp, với tính tình bẳn gắt của người
lao động nặng lại có ánh mắt thật xúc động, thật da diết khi phải chia tay với
nhóm học sinh xuống thực tế lao động. Cuộc sống tươi trẻ, hồn nhiên của nhóm
học sinh chúng tôi đã khuấy động điều gì đó trong cuộc sống của ông. Tôi tìm
mãi những ý tưởng, những cốt truyện xoay quanh ánh mắt buồn, rưng rưng của ông
nhìn vời vợi ra dòng sông đang ánh lên sắc chiều vàng rực rỡ năm ấy. Đọng lại
sâu lắng và thành công nhất là truyện ngắn Mặt trời dưới lòng sông Phải chăng
đó là nhu cầu viết.
PĐ: Tiểu thuyết
Chuyến hàng mưa từng đoạt giải thưởng của Ủy ban tòan quốc Liên hiệp các Hội
VHNT Việt Nam năm 2006 đã được anh viết trong thời gian bao lâu?
NQH: Tôi viết cuốn này những… 2 lần. Lần đầu, viết xong 2 chương
đầu tiên, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần lắm, thấy mình như đang đứng bên ngoài
những nhân vật trong tác phẩm của mình. Có thể do mình chưa có kinh nghiệm xây
dựng một cuốn tiểu thuyết chăng? Chưa hẳn thế, tôi xét thấy, là do cuộc sống
của những nguyên mẫu ngoài đời đang ào ạt sống mà nhân vật trong câu chuyện của
mình thì hình như đang bị co vào, không dám sống hết mình cho cuộc đời. Vì lẽ
đó mà tôi chưa lĩnh hội hết những thân phận, những trăn trở của nhân vật mình. Dừng
lại nửa năm sau tôi mới viết tiếp và khoảng hơn 10 tháng trời thì xong.
PĐ: Những đồng
nghiệp cùng xí nghiệp có đọc tiểu thuyết của anh? Họ bày tỏ thái độ ra sao khi
thấy bóng dáng của mình trong cuốn tiểu thuyết đó?
NQH: Tôi viết khá âm thầm. Bước chân vào Xí nghiệp xếp dỡ
Hoàng Diệu thuộc Cảng Hải Phòng, tôi chỉ là một người công nhân bình thường,
đảm nhiệm công việc điều khiển cần trục chân đế trên cầu cảng. Không một ai ở
đây biết tôi vẫn say mê sinh hoạt trong Câu lạc bộ sáng tác văn học trẻ của
thành phố, rồi sau này được kết nạp là hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng. Khi tôi
đã có những truyện ngắn được đăng trên một số tờ báo và tạp chí văn chương,
thậm chí đoạt giải thưởng cho cuốn tiểu thuyết đầu tay, thì anh em đồng nghiệp
ở cảng cũng không biết tôi là một cây bút ham mê sáng tác văn học. Có câu
chuyện thế này. Trong buổi tổng kết Cuộc vận động sáng tác tiểu phẩm, thơ, nhạc
chào mừng Ngày truyền thống Cảng Hải Phòng 24-11, một vị giám khảo nhận xét về
tiểu phẩm của đơn vị tôi do tôi chắp bút xây dựng kịch bản: "Tiểu phẩm đầy
chất văn, thấm đượm ý thơ, chứng tỏ người viết am tường về văn học". Nhà
phê bình sân khấu này không biết tôi đang là hội viên Hội Nhà văn thành phố. Một
bác là cán bộ của xí nghiệp (ngồi cạnh tôi) buông lời: "Chắc lại thuê viết,
chứ cánh công nhân thì viết thế nào được!". Đến khi thấy tôi có mặt và
tham gia giao lưu trong chương trình thơ nhạc "Bến cảng thân yêu" nhân
cuộc hội thảo “Để có tác phẩm hay” do Hội Nhà văn Hải Phòng tổ chức tại Cảng, thì mọi người ở đây mới biết tôi là một người
công nhân Cảng viết văn. Tôi tặng sách cho một số cán bộ, công nhân thân tình.
Có người thì hồ hởi, động viên tôi cứ viết nhiều nữa đi. Có người lại bảo tôi
đừng có lấy họ ra làm nguyên mẫu để viết.
Việc thử sức
với tiểu thuyết liệu có thể coi là quyết định liều lĩnh với một cây bút mới,
còn chưa nhiều kinh nghiệm viết lách như anh? Vậy tại sao anh lại lựa chọn thể
loại này để thử sức?
Những người công nhân điều khiển cần trục chân đế
chúng tôi vẫn nói đùa với nhau rằng, nghề này là một trong những nghề nguy
hiểm, đôi lúc phải bạo tay một chút mới thạo nghề. Mà thực tế là vậy. Có lẽ chính
vì ý nghĩ ấy bị nhiễm nặng trong rồi, nên nhiều khi tôi cảm thấy mình làm việc
gì cũng muốn vung tay, bạo gan một chút. May mà ít bị rủi ro. Sau này có dịp
được gặp nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tôi mới biết, khi được giao cho đọc sơ
khảo cuốn tiểu thuyết Chuyến hàng mưa. Nhìn hình thức cuốn
sách vẽ bìa rặt màu đen - trắng, nhà văn này thấy chán quá… Thú thực, cuốn sách
này do tôi cùng bạn bè tự làm bìa và trình bày lấy. Nhưng rồi nhà văn Nguyễn
Khắc Trường cũng đọc thử vài trang đầu xem sao, thấy được, rồi mới đọc kĩ để
thẩm định và đề nghị xếp giải. Thế mới
rõ, không phải cứ liều là được. Liều nhưng biết định sức mình đến đâu. Và cả
cuộc sống thúc bách nữa. Cảng Hải Phòng là đầu mối thông thương, không chỉ có
hàng hoá qua lại, còn là nơi tiếp nhận kịp thời những đổi thay của đất nước
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn năm nghìn công nhân cảng chưa là
đủ, còn mọi tính cách của con người, những thân phận cuộc đời khắp nơi đều qua
đây cả, tôi nghĩ, không viết tiểu thuyết không được. Tôi tâm đắc với ý kiến của
nhà thơ Hoài Khánh khi viết báo giới thiệu tiểu thuyết đầu tay này của tôi. Anh
cho rằng, Chuyến hàng mưa là cuốn tự truyện của người công nhân cảng.
PĐ: Anh vừa ra
mắt tập sách thứ hai, là một tập truyện ngắn. Đây là một chuyển hướng sáng tác
của anh hay chỉ là một “khoảng lặng” trước khi bắt đầu một cuốn tiểu thuyết
mới?
NQH: Nếu là một tác giả đã có dăm bẩy đầu sách, viết về
cùng một đề tài, cùng thể loại, nay chuyển sang một hình thức khác thì dùng cụm
từ “khoảng lặng” sẽ chính xác hơn. Còn với tôi, thật là một sự hết sức ngẫu
nhiên, cứ sau một truyện ngắn về đề tài công nhân thì truyện ngắn tiếp sau của tôi
lại đề cập tới một vùng thôn quê, một làng nghề ở ngoại thành. Tôi cho đó là
những khoảng lặng của tôi, là thời gian nghỉ ngơi của những nhân vật. Cũng như
nhiều tác giả văn xuôi khác, tôi thâm nhập thực tế ở những nơi, những công
việc, cùng với những con người lao động khác. Tập truyện ngắn Mặt
trời dưới lòng sông của tôi là tập hợp hơn chục tác phẩm của tôi đã
đăng rải rác ở một số báo và tạp chí văn chương, cốt để chia sẻ cùng người thân
và bạn bè. Lẽ ra cuốn tiểu thuyết mới của tôi đã trình làng trước tập truyện
ngắn này. Có chăng đây cũng là quy luật của tôi, cuốn tiểu thuyết Chuyến
hàng mưa viết về những người công nhân, những đồng nghiệp của tôi trên
bến cảng, thì cuốn tiểu thuyết Dòng sông chở kiếp sắp tới của tôi lại
đưa bạn đọc trở về với một làng quê vùng châu thổ sông Hồng, nơi có cánh đồng,
có ngôi chùa thấp thoáng sau rặng tre, nơi có những người nông dân chất phác,
thật thà, quanh năm một sương hai nắng, bỗng nay phải đối mặt với đầy những
biến động trong đời thường nơi thôn dã.
PĐ: Liệu anh có
thể tiết lộ chút thông tin về cuốn tiểu thuyết mới?
NQH: Ai cũng có cho mình một nơi để “về quê”. Quê tôi là
một vùng chiêm trũng. Xưa kia vào vụ chiêm, nhìn ra cánh đồng, chỉ thấy trắng
băng những nước là nước. Đàn bà, con gái trong những ngày này chỉ biết ngồi rang
thóc, cắn chắt, chứ biết làm gì. Đến đời tôi thì không còn tình cảnh này. Làng
tôi và làng bên ngăn cách nhau bằng một con sông. Sông không dài, không rộng, nhưng
cũng đủ để gọi là sông. Mấy năm trời tôi mới có dịp về quê. Trước mắt tôi, nào
đâu còn thấy con sông xưa. Dưới chân tôi, chẳng còn thấy nhẵn lì mặt cầu đá. Tôi
chỉ thấy hai con mương mới, chạy song song với nhau. Tôi hỏi người làng, sao
lại phải ngăn sông ra. Thì bên ấy họ đòi chia, nước làng nào làng ấy dùng. Xót
lắm! Buồn rơi nước mắt!
PĐ: Giữa hai thể
loại truyện ngắn và tiểu thuyết, anh
thấy tự tin với thể loại nào hơn?
NQH: Tôi cũng từng băn khoăn về điều này. Ở thành phố Hải
Phòng của tôi có gần bốn chục người viết văn xuôi. Có năm có tới hơn chục cuốn
tiểu thuyết ra mắt bạn đọc. Tôi có may mắn được cận kề các bác, các anh chị nhà
văn giàu kinh nghiệm. Họ thường truyền cho tôi sự nhiệt thành với văn chương và
những bài học nghề văn quý báu. Mỗi dịp tôi được trình làng cuốn tiểu thuyết
hay một truyện ngắn mới, các nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Bão Vũ, Đình Kính, Lưu Văn
Khuê,… lại có lời động viên, khích lệ, chỉ cho tôi những mặt mạnh để phát huy,
vạch rõ những chỗ yếu tôi cần bổ sung, khắc phục. Có lần được tiếp xúc với nhà
văn Dạ Ngân ở tòa soạn báo Văn Nghệ, tôi được chị khuyên nên tập trung vào thể
loại tiểu thuyết nhiều hơn. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, chị đã nhìn
thấy ở tôi một mặt mạnh. Phải chăng là vốn sống phong phú của tôi nên được tãi
ra trong một khoảng không gian rộng. Tôi cũng tin là vậy. Chỉ tiếc mình là
người công nhân làm việc theo ca kíp,, nên thời gian dành cho cây bút còn ít
quá. Viết được một truyện ngắn hay thật khó. Khó lại là động lực cuốn được sự
đam mê của con người. Truyện ngắn Trăng muộn, viết về một làng nghề ở
ngoại thành, được tôi đặt bút viết ra và chỉnh sửa nhiều lần ngay trên boong
tầu trong ít phút nghỉ ngơi giữa ca làm việc.
PĐ: Thời điểm
hiện nay, đề tài nào thu hút sự chú ý của anh?
NQH: Mặc dù tôi đã đoạt giải ở Cuộc thi truyện ngắn của
tuần báo Văn Nghệ vừa rồi, nhưng tôi vẫn cảm giác còn thiếu. Không phải là
thiếu giải cao hơn. Tôi bộc bạch với nhà văn Đình Kính về lối viết của mình có
vẻ cũ quá, muốn đổi mới mà chưa lột xác được. Nhà văn Đình Kính bảo tôi rằng, hãy
làm cho cái cũ thật hay còn hơn tìm cái mới mà chẳng ra gì. Đọc một số sáng tác
của những cây bút trẻ hiện nay, việc đưa vào truyện những địa danh, những ngôn
từ nước ngoài, những thuật ngữ tin học… hình như đang là mốt. Đổi mới mà hay
thì tuyệt vời. Còn có một góc riêng, tôi đang chăm chú nhìn. Trong một cuộc hội
thảo văn học của các nhà văn ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, đã có ý kiến cho
rằng, nền văn học nghệ thuật Việt Nam còn mắc nợ đề tài chiến tranh giải phóng
dân tộc và đến nay lại tiếp tục mắc nợ đề tài nóng bỏng, sôi động là viết về
công nhân và người lao động trong thời đại hiện nay. Tôi hi vọng mảng đề tài
này trong thời gian tới sẽ được các nhà văn chú ý hơn.
PĐ: Một câu hỏi
tuy không mới, nhưng tôi rất muốn nghe những tâm sự chân thành từ anh, đó là:
văn chương có ý nghĩa như thế nào với anh?
NQH: Câu trả lời của tôi chắc cũng đã cũ: tôi viết là để
trả nợ đời. Trong cuộc sống, con người mắc nợ nhau nhiều lắm. Nợ người sinh ra
ta. Nợ những ai đã giúp ta thành người. Nợ một ánh mắt nhìn. Vì cái tội "ngửi
mùi mồ hôi của nhau nhiều hơn mùi mồ hôi vợ" của những anh công nhân bốc
xếp như chúng tôi mà phải mang nợ nhau. Nói vui vậy thôi. Những thân phận của
những người quanh tôi ám ảnh tôi nhiều lắm, không dứt ra được, cho nên cứ phải
viết về họ.
PĐ: Xin cảm ơn
anh về cuộc trò chuyện thân mật này. Chúc anh có những trang viết mới và gặt
hái được nhiều thành công hơn nữa trong con đường sáng tác văn học của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét