Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN - NGƯỜI ĐÃ GIỚI THIỆU TÔI VÀO HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM





Vĩnh biệt Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, quê Hải Phòng, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông là một trong những nhà văn Việt Nam bị tù vì viết văn; sau khi ra tù, ông tiếp tục sự nghiệp viết văn và cuốn tiểu thuyết "Chuyện kể năm 2000" là một cuốn sách nổi tiếng của ông; Cuốn sách nói về quãng thời gian ông bị giam tù, sau khi in, cuốn tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn đã bị thu hồi và nghiền làm bột giấy...
Chuyện kể năm 2000 không chỉ nổi tiếng bởi nội dung và cái bìa sách đầy ấn tượng do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ...
Nguyễn Quốc Hùng xin có lời chia buồn với gia đình nhà văn Bùi Ngọc Tấn và xin đưa lại tin của bạn văn Trannhuong.com:
TN

Tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Chuyện kể năm 2000", "Biển và chim bói cá"...Ông bị trọng bệnh và đã ra đi về cõi vĩnh hằng hồi 6 giờ 15 phút ngày 18-12-2014 tại Hải Phòng. Hưởng thọ 81 tuổi.

Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông… khi mới ngoài hai mươi tuổi.
Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.
Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết báo. Ông thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.
Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973). Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này.
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.


Cuộc đời văn nghiệp của mình, nhà văn Bùi Ngọc Tấn có một số tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tiểu thuyết Biển và chim bói cá của ông  được trao tặng giải thưởng Henri Queffenlec tại Liên hoan Sách và biển được tổ chức vào tháng 8-2012 tại Pháp. Tác phẩm này xuất bản năm 2009, được viết từ những trải nghiệm trong 20 năm làm việc trong xí nghiệp thuỷ sản...
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn ký tặng cho người hâm mộ - Ảnh: Lam Điền
Trong nước, nhà văn Bùi Ngọc tấn đã nhận giải thưởng của Tạp chí Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Bộ Văn hoá, NXB Hội Nhà Văn, Giải Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), Giải thưởng Hội Nhà Văn.
Những năm gần đây nhà văn Bùi Ngọc Tấn sống cùng vợ tại một căn nhà nhỏ trong khu tập thể trên đường Điện Biên Phủ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Kể từ khi bệnh nặng, ông chuyển về sống cùng con trai trên đường Thiên Lôi. 

Các tác phẩm tiêu biểu của Bùi Ngọc Tấn:
Nhằm thẳng quân thù mà bắn
Thuyền trưởng, (truyện vừa, cuối thập niên 1970, ký tên Châu Hà)
Một thời để mất (hồi ký, 1995)
Một ngày dài đằng đẵng (tập truyện ngắn)
Những người rách việc (tập truyện ngắn, 1996)
Rừng xưa xanh lá (ký chân dung, 2004)
Kiếp chó (tập truyện ngắn, 2007)
Người chăn kiến (Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn 2010, NXB Trẻ 2014)
Biển và chim bói cá (Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn 2009, NXB Trẻ 2014)
Viết về bè bạn (Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn 2012, NXB Trẻ 2014)

NGHĨ SUY SAU KHI ĐỌC "DÒNG SÔNG CHỞ KIẾP"

(Hoàng hôn trên sông Cấm)



                                                                                                          Ngọc Châu
                         (Hội viên Hội nhà văn HP)

DÒNG SÔNG CHỞ KIẾP là cuốn tiểu thuyết, cũng có thể coi là cuốn sử biên niên về một miền quê và ḍòng họ của chính tác giả (nhà văn Nguyến Quốc Hùng, hội viên Hội Nhà Văn Hải Pḥòng). Câu chuyện dẫn chúng ta đi qua một thế kỉ - quá nhiều đau thương và biến động - của dân tộc Việt trong giai đoạn phải oằn oại một cách quật cường để tự giải phóng mình khỏi gông kìm của xã hội phong kiến và thực dân, đế quốc.
Cuốn truyện xoay quanh hai gia tộc có uy thế hơn cả trong một làng quê nghèo nàn, chiêm khê mùa thối. Cụ Cờ là một cựu Chánh tổng thương dân nhưng tính tình cương trực khảng khái nên nhanh bị mất chức nhưng bao giờ cũng có uy tín đối với trong làng ngoài xóm. Chính cụ và con trai là Tổng Cò đă tổ chức việc vớt gỗ từ rừng trôi về trong cơn lụt, để xây đình làng và khơi đào nhánh sông Vàng cho làng Trằm thoát khỏi cảnh ngập lụt trắng băng vào mùa mưa, lại cằn kiệt đến không có nước mà uống vào mùa khô hạn. Cụ Cờ đă trầm mình tuẫn tiết để ngăn cản cuộc đánh lộn giữa hai làng ven sông, nhờ vậy con sông Vàng mới được khai thông, mang lại lợi ích cho làng Trằm, cũng đóng luôn vai trò "dòng sông chở kiếp" đối với bao nhiêu con người có cuộc đời bám quanh dòng chảy của nhánh sông bé nhỏ này.
Đại diện cho gia tộc thứ hai là nhà Lí Ngao với con trai là Lí Ngang. Tham lam, ganh ghét, nham hiểm là đặc trưng nên bao giờ gia tộc này cũng có chuyện thù hằn hoặc đố kị với gia tộc cụ cố Cờ. Lí Ngang cố tình bày đặt mưu mô để cản trở hoặc phá đám những việc làm mang tính tốt lành của gia tộc kia, thậm chí còn tìm cơ hội để "gieo giống" vào cô cháu dâu lầm lỡ của cụ cố Cờ.
Dòng sông chở kiếp tiếp tục là nơi chứng kiến hoặc tham gia vào vận mệnh của những người dân làng Trằm khốn khó với những cảnh rừng mất, nhà mất, chợ tan, nhà tan kéo dài từ trước cách mạng tháng Tám, qua giai đoạn chín năm đánh Pháp cho đến khi toàn bộ quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Bắc Việt. Thế hệ tiếp theo với đại diện là Tổng Cò, Lí Ngà và con cháu của cả hai nhà tiếp tục hục hặc, tranh giành ngôi thứ, vật lộn mưu sinh, kẻ theo Pháp, người ủng hộ Việt Minh, sống và chết bên nhánh sông Vàng
Phần tiếp theo của cuốn truyện nói về những năm gian truân của anh bộ đội Sơn, con của Tổng Cò, cháu cụ cố Cờ. Theo Việt Minh đánh Pháp, bị phe Lí Ngà (con của Lí Ngang) chỉ điểm nên bị thương, bị bắt rồi bị tù. Từ Côn Đảo trở về chuyển ngành làm một cán bộ phó Phòng của sở Thương Nghiệp, lại phải ra ṭa vì có kẻ đổ tội làm cháy nhà xưởng để cố tình hãm hại, may mà sau thời gian ngắn ở trong tù đă được minh oan, trở về thăm lại làng Trằm.
Những trang cuối nói về tác giả cuốn sách, hậu duệ của cụ Cố Cờ, luôn tận tụy với nghề nghiệp và say mê với văn chương, xứng đáng với cụ nội là người đă có công xây ngôi đình cho làng Trằm và khai thông nhánh sông Vàng. Chính tác giả với con mắt của một văn nhân đã hình tượng hóa nhánh sông mà cụ và ông mình khai thông, thành dòng sông chở kiếp với bao nhiêu con người của làng quê ấy.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

SỰ RA ĐỜI CỦA CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở CẢNG HẢI PHÒNG VÀ BÁC HỒ VỀ THĂM CẢNG HẢI PHÒNG


(Bác Hồ về thăm cảng Hải Phòng ngày 30/5/1957)

Câu hỎi 3: Anh (chị) hãy cho biết sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cảng Hải Phòng ?
Cảng Hải Phòng là đầu mối giao thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài. Nơi mà tin tức thế giới và trong nước sớm được truyền qua. Cảng lại là trạm giao thông liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đội ngũ công nhân Cảng thật sự là một trong những ''mảnh đất'' tốt để gieo hạt giống cách mạng.
Từ năm 1927 Tỉnh bộ ''Hội Việt Nam thanh niên cách mạng'' Hải Phòng đã cử ba hội viên vào Cảng hoạt động, trong đó có đồng chí Phúc, đồng chí Sinh. Chi bộ ''Hội Việt Nam thanh niên cách mạng '' và ''Công hội đỏ'' được tổ chức ở Cảng. Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương ''vô sản hóa'', Tỉnh bộ Hải Phòng cử thêm 02 đồng chí nữa về Cảng là đồng chí Trần Công Thái (tức Huỳnh Bá Thượng) và đồng chí Nguyễn Bá Biên (tức Tư Già).
Tháng 5-1929, trong không khí rạo rực chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đồng chí Thái, đồng chí Biên, đồng chí Phúc và đồng chí Sinh đã họp lại thành một tổ lấy tên là “Xích Sắc”. Ít lâu sau, đồng chí Thái và đồng chí Sinh chuyển đi nơi khác.