Văn học cho thiếu nhi từ xưa đến nay vẫn là một bộ
phận không thể thiếu trong nền văn học của bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Với
trẻ em Việt Nam, những cái tên đã trở nên quen thuộcnhư Trần Đăng Khoa, Võ
Quảng, Phạm Hổ …,đó là những nhà thơdành nhiều tâm huyết sáng tác cho lứa tuổi
thiếu nhibằng những vần thơ ngộ nghĩnh, các định nghĩa về sự vật hiện tượng
xung quanh đáng yêu. Trong dòng chảy văn học này còn không ít những nhà thơ
khát vọng đến cháy lòng muốn làm bạn với trẻ thơ thông qua tác phẩm của mình
như Phạm Đình Ân, Vũ Duy Chu, Thanh Hào … Và trong số đó, nhà thơ Hoài Khánh
cần phải nhắc tới là một trong những cây bút kiên định con đường thơ dành cho
thiếu nhi.Đến nay, anh đã là tác giả của 5 tập thơ: BÉ KIM GIÂY- Nhà xuất bản Hải Phòng năm 1991- TIA
NẮNG XANH- Nhà xuất bản Hải Phòng năm
1996 - TRĂNG TREO GIỮA NHÀ - Nhà xuất bản
Hội Nhà văn năm 2004 - DẮT BIỂN LÊN TRỜI - Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2012, tái bản năm 2015 và mới nhất là tập
thơ - ĐỊU CHỮ QUA CỔNG TRỜI - Nhà xuất
bản Kim Đồng năm 2019 .
Với tập thơ DẮT BIỂN LÊN TRỜI thì thế giới trẻ thơ của
Hoài Khánh là những bước nhẩy chân sáo trên con đường làng hay chung chiêng
trên con sóng cùng dắt biển vào lớp học.
Từ làng chài vào lớp
Đường nằm trong khoang thuyền
Bầy trẻ thơ đi học
Ngồi trên sóng chơi vơi
(Đường ở đảo)
Tới tập thơ ĐỊU CHỮ QUA CỔNG TRỜI đứa trẻ với dáng vẻ
suy tư hơn. Nó ngồi chống tay vào cằm bên ô cửa đá và ngắm nhìn thế giới qua
con mắt của mình. Nó ngắm nhìn đám bạn váy
áo xập xòa/Gọi nhau địu chữ vượt qua cổng trời. Nó ngắm nhìnÔng mặt trời khó nhọc/ Đang leo dốc đằng xa,
để rồi khám phá raVẫn có bao điều lạ / Từ
sách hồng bước ra.Nhưng dù đứa trẻ ngắm nhìndưới hình thức nào thì thế giới
qua mắt chúng vẫn là thế giới riêng dành chotrẻ thơ.
Như Tolstoi nói, văn chương cho trẻ em phải là ngày
hội của các tư tưởng. Tư tưởng nhưng phải vui như hội. Với tập ĐỊU CHỮ QUA CỔNG
TRỜI, nhà thơ dẫn các em nhỏ đi qua các khung trời cổ tích, thỏa thích ngắm
nhìn, khám phá cảnh đẹp thiên nhiên và con người. Xuất phát từ miền địa đầu Tổ
Quốc có con đường lên tới cổng trời, vùng đất có cao nguyên đá Đồng Văn hùng
vĩ, bọn trẻ nhìn thấy Ai đến cổng trời mà
xem/ Thăm thẳm chỗ nào cũng đánhưng ngướcnhìn lên những “Ông núi đá khù khì” bọn trẻ phát hiện
raVầng trăng cao nguyên lạ quá/ Ngồi trên
mỏm đá tai mèo.(Đêm phố cổ Đồng Văn),
tớinhững bản Mường màđàn “trâu cõng chiều
về bản” . Khi qua thác Bản Giốc bọn trẻ trầm tưgiữaBốn bề xanh tĩnh lặng / Thác đổ như ngựa lồng. Đi qua vùng núi Tam
Đảocó “Cả ba ngọn núi/ Lụ khụ lì khì”Dưới
con mắt của nhà thơ cũng là con mắt trẻ thơ, con suối, nương ngô, ngọn núi bỗng
bất ngờ chuyển mình trở thành người bạn thân thương, gần gũi.
Suối thung
tha thung thăng
Khiến nương
ngô thao thức
Cụ núi chừng
rạo rực
Nhẩm hát lời
lá xanh
(Trăng núi)